Giao dịch điện tử Thị trường hàng hóa

Trong các sàn giao dịch trên thị trường chứng khoán truyền thống như Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE), hầu hết hoạt động giao dịch diễn ra trong các “hố giao dịch” (trading pits) trong sự tương tác trực diện giữa người môi giới và người giao dịch viên. [26] Năm 1982, trao đổi thông tin tài chính Financial Information eXchange (FIX) được giới thiệu, cho phép trao đổi thông tin quốc tế theo thời gian thực liên quan đến các giao dịch thị trường. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ đã ra lệnh cho các thị trường chứng khoán Hoa Kỳ chuyển đổi từ hệ thống phân số sang hệ thập phân vào tháng 4 năm 2001. Metrification, hay còn gọi là sự chuyển đổi từ hệ thống đo lường Anh sang hệ mét, đã được dùng nhiều hơn trong suốt thế kỷ 20. [27] Cuối cùng, các giao diện theo chuẩn FIX đã được các sàn giao dịch hàng hóa chấp nhận trên toàn cầu bằng cách sử dụng Giao thức FIX. [28] Năm 2001, Chicago Board Trade và Chicago Mercantile Exchange (sau này hợp nhất thành CME Group – Sở Giao dịch hợp đồng kỳ hạn lớn nhất thế giới) [27] đã đưa ra giao diện theo chuẩn FIX của họ.

Đến năm 2011, hệ thống giao dịch thay thế (ATS – Alternative Trading System) của giao dịch điện tử có tính năng mua và bán mà không cần người môi giới trung gian. Giao dịch thuật toán tần suất cao (High – frequency trading – HFT) gần như đã loại bỏ các “dinosaur – floor – traders” (một cách để nói về các nhà giao dịch quy mô khổng lồ” [26] [ghi chú 2].